BÍ KÍP PHÁT ÂM CHUẨN NHƯ NGƯỜI NHẬT: PHÁT ÂM VÒM MIỆNG
Posted by : Unknown Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Đây chỉ là bí kíp thôi còn tùy thuộc năng lực chủ thể nữa nhe! Ad cũng đang ra sức luyện tập theo. Mems à! Không nên mặc cảm vì chất giọng "ngoại quốc" của mình nhe, ngược lại nên lấy đó làm thương hiệu. Một người Mỹ nói tiếng Việt như người Việt thì thực ra nghe lại không hay bằng nói có một chút lơ lớ giọng Mỹ.
=> Vấn đề:
Thường thì, người học tiếng Nhật tại VN thì thường đọc các trợ từ "wa", "ni", "de", "e", "to", "wo" ... thành "ÓA", "NÍ", "ĐẾ", "Ế", "TỐ", "Ố", .... tức là đọc thành dấu sắc trong tiếng Việt. Các giáo viên người Nhật không hề lên giọng ở các trợ từ này. Các học sinh Âu Mỹ thường phát âm đúng vì họ học từ giáo viên Nhật. Thành ra, cách nói tiếng Nhật của người Việt thường không lẫn đi đâu được. Không hẳn là sai, nhưng nghe hơi chối tai, vì họ phát âm tiếng Nhật theo kiểu tiếng Việt! Có lẽ, đây là kết quả của việc học tiếng Nhật tại VN
=> Nguyên nhân:
Khi dạy tiếng Việt, người Nhật thấy người VN nghe không được nên hơi nhấn mạnh các trợ từ để người học có thể phân biệt rõ các phần của câu. Người Việt thấy vậy cũng học cách nhấn mạnh nhưng lại không nhấn mạnh được theo kiểu người Nhật nên nhấn mạnh kiểu tiếng Việt, mà dễ nhất là "ní", "đế", "ế", v.v... tức là thêm thanh sắc tiếng Việt vào. Người Việt nhận thấy nói như thế quả thực khi nói thì người Nhật nghe dễ hơn. Khi dạy lại, người Việt cũng dạy cho học sinh hệt như thế và tạo thành một trào lưu phát âm có dấu sắc ở các trợ từ. Vì thế màmất hết nhịp điệu câu.
=> Giải pháp:● Phát âm chuẩn tiếng Nhật: Phát âm vòm miệng
Khác biệt giữa phát âm tiếng Nhật và tiếng Việt chính là nguyên lý phát âm:
+)Tiếng Nhật: Phát âm vòm miệng, tức là âm thanh được tạo ra tại vòm miệng.
+)Tiếng Việt: Phát âm vòm miệng và cổ họng, tức là âm thanh được tạo ra tại cả cổ họng nữa
Nếu không hiểu nguyên lý này, bạn sẽ khó mà phát âm tiếng Nhật tự nhiên được, cũng như người Nhật không thể phát âm thanh điệu tiếng Việt cho chuẩn vậy.
Tôi lấy ví dụ:
Bạn hãy thử phát âm "ni" và "ní" tiếng Việt xem? Khác nhau thế nào?
"ni" thì bạn phát âm ở vòm miệng, còn "ní" thì bạn cần sử dụng cả cổ họng nữa, bằng cách mở rồi đóng khí. Đó chính là phát âm cổ họng.
Hay "Ô" với "Ộ" mà tôi nói ở trên, với "Ô" thì cổ họng bạn thông suốt và không khí đi qua, còn "Ộ" thì bạn phải chặn cổ họng lại không cho không khí đi qua.
Tiếng Nhật nhìn chung chỉ sử dụng vòm miệng để phát âm. Ngay cả muốn nhấn mạnh "ni" thì người Nhật cũng chỉ nhấn mạnh trong vòm miệng mà thôi, bằng cách đẩy lưỡi lên sát thành trên và tạo luồng gió mạnh hơn. Chữ つ "tsu" cũng vậy: Áp lưỡi lên sát vòm trên và đầu lưỡi sát kẽ răng để cho không khí rít qua kẽ răng. Còn "chư" tiếng Việt thì khác hẳn vì không có gió rít qua kẽ răng và cũng không áp cả lưỡi lên.
Chú ý: Phát âm vòm miệng có nghĩa là không khí vẫn đi qua cổ họng, chỉ có điều không dùng cơ cổ họng vào việc phát âm mà thôi.
Vì thế mà tiếng Nhật nói rất nhẹ. Người Nhật nói chuyện nghe khá thanh lịch, nhẹ nhàng vì họ phát âm vòm miệng. Khác với người China hay miền bắc VN, những nơi này thường nói khá nặng vì phát âm cổ họng. Bạn cũng nên biết là dân gốc Thượng Hải nói giọng nhẹ nhàng vì họ cũng phát âm vòm miệng nhiều chứ không nhất định nói tiếng China là sẽ nặng.
Ngay cả trong Việt Nam, dân miền nam nói nhẹ hơn nhiều vì họ phát âm vòm miệng. Cùng chữ "vậy" nhưng một số nơi miền bắc phát âm "vậy" rất mạnh còn người miền nam phát âm là "dzậy". Giọng miền nam nhẹ nhàng là vậy. Ở Hà Nội và một số nơi phía bắc (nhìn chung là ở thành phố) thì giọng cũng nhẹ nhàng (nhất là dân thành phố gốc) vì cách phát âm của họ.
Bạn muốn nói chuẩn tiếng Nhật thì bạn phải học cách phát âm vòm miệng của họ và hạn chế phát âm cổ họng kiểu "watashi WÁ gakkou Ế basu ĐẾ ..."

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Welcome to My Blog

Followers

Otaku Nkurhod. Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Otaku Nkurhod -Robotic Notes- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -